Hồi 1
Nguyễn Hoàng có ý lo sợ Trịnh
Kiểm tìm cách ám hại, ngoài
những cách phòng thân giữ thế
Hoàng còn cho người ra tận Bạch
Vân am lạy Trình Quốc Công mà
xin kế sách. Được Quốc Công cho
vỏn vẹn tám chữ: "Hoành sơn nhất
đái, vạn đại dung thân "
- Có nghĩa rằng: "Một dãy Hoành
Sơn kia có thể dung thân được
muôn đời". Nguyễn Hoàng mới
tìm đến chị ruột của mình là bà
chúa Ngọc Bảo đang là ái thiếp
của Trịnh Kiểm xin Trịnh Kiểm cho
được vào trấn phía Nam. Năm Mậu
Ngọ (1558) Trịnh Kiểm vào tâu
vua Lê Anh Tông cho Nguyễn
Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa. Lời
khuyên của Trình Quốc Công đã
thành lời tiên tri Trong 180 năm
truyền từ đời kẻ đầu tiên bôn ba
lánh nạn tru diệt của họ Trịnh,
Nguyễn Hoàng ẩn thân từ Quảng
Bình (Hoành Sơn) rồi đến Quảng
Trị, Quảng Nam... thu dùng hào
kiệt, mua chuộc lòng dân nên đi
đến đâu người người cũng một
lòng một dạ mến phục.
Trong 180 năm Sáu đời làm chúa.
Từ Nguyễn Hoàng, Nguyễn Phúc
Nguyên (đến chữ Phúc lót đệm
thì... ) Nguyễn Phúc Loan, Tần, Chu,
Khoát Nguyễn Phúc Khoát là kết
quả của sáu đời chúa... Đánh bảy
trận lớn nhỏ với họ Trịnh ở đất
Bắc... Chiến tranh trong nước đã
thế... Bên ngoài thì đánh với Xiêm
La và Chân Lạp... Đến năm 1 765
Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát mới
dám xưng Vương hiệu đổi lại chế
độ, định ra triều nghi lập cung
điện ở đất Phú Xuân (Huế) ổn định
và mở mang ở phía Nam... Năm
1765 Vũ Vương mất. Con trưởng
Vũ Vương không còn (chết còn
trẻ). Tờ di chiếu bị Trương Phúc
Loan đổi tráo để lập người con
thứ 16 của Vũ Vương là Định
Vương mới có 12 tuổi lên nối
nghiệp Chúa... Từ đấy quyền hành
nằm trong tay quyền thần Trương
Phúc Loan Một kẻ chuyên quyền,
tham lam, làm nhiều điều tàn ác,
nên trong nước nhân dân oán
hờn, giặc giã nổi dậy... Trong Nam
thì có Tây Sơn dấy binh đánh phá.
Ngoài Bắc quân Trịnh lăm le lấn
chiếm Phú Xuân...
Người dân lương thiện khổ cực
trăm bề Chống chọi với chiến
tranh thì ít mà đối chọi với cường
hào ác bá thì không sao kể xiết...
Chưa kể đến việc di chuyển qua lại
giữa Quảng Bình và Quảng Trị...
Hai nơi ấy muốn qua lại phải qua
Truông nhà Hồ là một nơi sào
huyệt của bọn lưu đảng, cướp bóc
giết người không gớm tay. Còn
muốn đi từ Quảng Trị vào Phú
Xuân thì lại phải vượt Bào ngược
cư (tại hai xã Vĩnh Xương và Kế
Môn), còn gọi là Phá Tam Giang
một nơi nước sâu và có trũng
xoáy mạnh đánh chìm cả ghe
thuyền thương buôn... trong
những ngày bão tố Thiên nhiên
tàn bạo hỗ trợ cho con người bạo
ngược thời ấy, nên dân thương
buôn thường đi từng đoàn để có
bạn chống đỡ, che chở nhau... Còn
bọn cùng đinh nếu không cam
chịu kiếp lưu đày, nhục nhã cho
cường hào thì chỉ còn con đường
theo quân khởi loạn...
Lời tiên tri ấy của Trạng Trình ứng
hiệu cho chúa Nguyễn mà không
linh ngiệm cho một nhà sư trụ trì
trên Hoành Sơn... từ những năm
Nguyễn Phúc Trăn mới đặt chân
lên đất Quảng Bình được vài năm.
Hoành Sơn là một nhánh chẻ ra
của dãy Vạn lý Trường sơn tại tỉnh
Quảng Bình. Núi cao không vượt
mây trời, nhưng vẫn có nhiều mây
trắng la